Lời thẳng về 2 dự án bauxite: Nỗi lo sự cố



Ngọc Hà
Viêc mở dự khai thác bauxite trên đất Tây Nguyên nước ta cách đây đã hơn hai chục năm. Ngay từ thời đó, sự việc đã gây ra bất đồng lớn trong dư luận, nảy sinh nhiều ý kiến phản bác, nói rõ nhiều tác hại đối với chủ quyền đất nước, với môi trường, với quân sự - quốc phòng và còn tác hại cả về kinh tế… Nhưng vì dự án là một “chủ trương lớn của Đảng” (như lời TBT Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định) nên nó vẫn được triển khai một cách quyết liệt. Còn bao nhiêu ý kiến phản biện, và kiến nghị gửi các cấp có thâm quyền thì đều bị bỏ ngoài ta, không ai đếm xỉa. Vì vậy các ý kiến, kiến nghị - kể cả của các bậc công thần khai quốc- cũng không hề được đăng trên báo chí chính thống. Đến nay, qua thời gian khá dài hoạt động, dự án bauxite Tây Nguyên đã bục ra nhiều vấn đề nghiêm trọng không thể làn ngơ được nữa, thì mới bắt gặp được một loạt bài báo của “quốc doanh” nhắc đến những bất cập của hai dự án “ đầu tư thí điểm” Tân Rai và Nhân Cơ. Các báo cũng đã đăng công khai một số phản hồi của bạn đọc. Có người đã bày tỏ rằng: Nhôm thời hiện tại không phải mặt hàng đắt đỏ hiếm hoi gì trên thị trường toàn cầu, quặng nhôm thì giá còn bèo nữa. Trong khi đó việc khai thác lại có quá nhiều vấn đề, cho nên cái “Chủ trương lớn” giờ nên chấm dứt đi, càng theo càng chết dở. Lấp đất lại, làm việc khác, nhôm để đấy cho hậu thế quyết định…
Theo thông tin trên báo chí, mới đây Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo tổng kết, đánh giá hiệu quả đầu tư thí điểm 2 dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ gửi Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Báo cáo nêu rõ, trong quá trình sản xuất, dự án đã xảy ra sự cố 3 lần nhưng được khắc phục kịp thời. Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng ''trong tương lai, dự án vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ô nhiễm và sự cố môi trường có thể xảy ra''.
Trao đổi với Đất Việt về thông tin trên, TS. Nguyễn Văn Ban nguyên Trưởng ban Nhôm - Titan Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam (cũ) cho rằng, lời cảnh báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường là điều không phải bàn cãi. Từ trước tới nay, những dự án này luôn tiềm ẩn nguy cơ về ô nhiễm và sự cố môi trường có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
''Không phải đến bây giờ mới xuất hiện nguy cơ ấy. Riêng về hồ bùn đỏ, trước đó đích thân những vị lãnh đạo cấp cao đã căn dặn phải luôn lưu tâm.
Nguyên lý cơ bản thì ai cũng có thể nói được, nhưng quan trọng hơn đi vào cụ thể để đưa ra lời cảnh báo rõ ràng. Từ đó cùng nhau tìm ra giải pháp cho vấn đề, tránh các nguy cơ có thể xảy ra.
Đối với 2 dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ, phải xem xét rất kỹ tình hình vận hành bấy lâu nay, kiểm tra lại thiết kế. Có những vấn đề cố hữu và có cả những vấn đề mới nảy sinh.
Phải nắm rõ được hết những vấn đề đó thì mới có thể đánh giá sát được nguy cơ về ô nhiễm và sự cố môi trường có thể xảy ra tại các dự án này'', ông Ban nêu quan điểm.


Tổ hợp bauxite Tân Rai tại Tây Nguyên
Theo TS. Nguyễn Văn Ban, nguy cơ tiềm ẩn rõ ràng nhất là ở hồ chứa bùn đỏ. Bùn đỏ khác bùn thải, bùn đỏ được thải ra trong quá trình xử lý Alumin, có hàm lượng kiềm cao. Còn bùn thải được thải ra trong quá trình khai thác quặng cũng có màu đỏ. Tính chất và mức độ nguy hại của 2 loại bùn này cũng khác nhau.
Ở Hungary đã từng xảy ra sự cố vỡ hồ chứa bùn đỏ và nó trở thành một trong những thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử của nước này. Do đó, ông Ban cho rằng, cần phải tiến hành khảo sát cụ thể các đập hồ chứa bùn đỏ tại 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ, từ đó đưa ra đánh giá và các giải pháp cụ thể.
''Tiềm ẩn thì rõ ràng là tiềm ẩn rồi, nhưng cái tiềm ẩn ấy có hiện hữu và đe dọa đến môi trường hay không, đe dọa ở khu vực nào, đe dọa như thế nào? Đó mới là điều cần phải bàn tới một cách cụ thể về mặt kỹ thuật'', vị chuyên gia nhấn mạnh.
Trong báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường có yêu cầu các bộ: Xây dựng, Khoa học và Công nghệ xem xét, hướng dẫn chủ dự án xử lý khối lượng lớn bùn đỏ, tro xỉ thải để tái sử dụng các loại chất thải này nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh tế cho dự án.
Về vấn đề này, TS. Nguyễn Văn Ban cho biết, trước đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về xử lý bùn đỏ. Phải thừa nhận rằng ý tưởng này rất hữu ích nhưng tính hiện thực của nó là không có..
''Nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu về phương án xử lý bùn đỏ nhưng không thành công. Không thành công không phải là về mặt khoa học - kỹ thuật mà là về mặt kinh tế.
Với một loại nguyên liệu chứa chỉ khoảng 30% sắt thì đứng về mặt sản xuất gang thép thì nó là nguyên liệu thứ cấp. Ngay cả quặng có hàm lượng sắt cao hơn, khi sản xuất cũng còn gặp khó khăn nếu xét về mặt kinh tế.
Các chuyên gia đã nhìn nhận được vấn đề này từ rất lâu rồi, nhất là những người sản xuất gang, thép. Họ phải công nhận rằng, việc tận dụng bùn đỏ là không có hiệu quả kinh tế, không làm được'', ông Ban phân tích.
N. H. https://baomoi.com/loi-thang-ve-2-du-an-bauxite-noi-lo-su-co/c/24998204.epi

MƯỜI NĂM TRƯỚC (2008) HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH BỊ “ĐÁNH” NHƯ THẾ NÀO?




Nguyễn Thượng Long


MỘT MÌNH GIỮA BẦY SÓI…


Cũng vào những ngày này 10 năm về trước, báo chí lề phải, đặc biệt là các tờ báo của ông tướng công an Hữu Ước bỗng xuất hiện loạt bài đánh dữ dội tập Hồi ký của nhà giáo, nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh. Người ta đưa cho nhau đọc những bài viết của Đặng Huy Giang (Bệnh thường tình mà nên tránh), bài của Đỗ Hoàng (Một cuốn hồi ký lẫn nhiều sạn), bài của Nguyễn Hữu Thắng (Về hồi ký của Nguyễn Đăng Mạnh – Tác giả SGK văn học), của Thanh Trúc (Tâm sự đường đời hay nơi trút hận). Đặc biệt người đọc thấy rất không bình thường khi đọc những bài của Chu Giang - Nguyễn Văn Lưu (ông này chắc là người Thanh Hoá), với bài “Về hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh” đăng trên Hồn Việt số 18 ra tháng 12/ 2008 và bài của Thượng Nguyên (ông này chắc chắn là dùng bút danh) với bài “Chất độc hại trong một cuốn hồi ký” đăng trên An ninh thế giới số 815 ra ngày thứ tư (10/12/2008.)

Có một điều không bình thường nữa là loạt bài kể trên không hề vấp phải nỗ lực phản biện đáng kể nào trên các kênh thông tin chính thống cũng như không chính thống. Phải chăng đã có một sự đồng thuận tuyệt đối với các tác giả này? Theo tôi không phải như vậy.

Tôi nghĩ, đến nay về cơ bản xã hội Việt Nam vẫn chỉ là xã hội bưng bít thông tin. Những gì mà báo đảng, đài đảng nói đến, mặc nhiên được coi là chân lý, là quan điểm chính thống. Nhà báo, Nhà đài của đảng mà đã đánh ai, chửi ai thì người đó thân bại, danh liệt và tàn đời là cái chắc. Người cầm bút trong một xã hội như thế để an toàn cho bản thân buộc phải hạ mình làm kẻ xu thời, bưng bô, minh hoạ cho người cầm quyền để lĩnh lương mà thôi.

Khi các nước cộng sản đông Âu lần lượt theo nhau chuẩn bị sụp đổ, một giai đoạn ngắn, người cầm bút trong nước được đảng cởi trói với lời động viên của đảng trưởng Nguyễn Văn Linh làm nức lòng mọi người: “ Hãy tự cứu trước khi trời cứu”“ Hãy nhìn thẳng vào sự thật, quyết không bẻ cong ngòi bút”. Cố nhà văn Nguyễn Minh Châu ngay lập tức đã ra lời tuyên bố “Hãy hát lời ai điếu cho một nền văn học minh họa” và lập tức văn đàn nước Việt sôi sục với những hiện tượng văn học đặc sắc gắn liền với tên tuổi của những Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Phùng Gia Lộc, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh… Nhưng than ôi! “Cuộc vui ngắn chẳng tày gang”, ít lâu sau, người cầm bút lại bị trói. Gần đây, để tránh từ minh hoạ, người ta nói đến một cái “Lề Phải” bắt buộc đối với mọi người. Trên cái “Lề Phải” chật hẹp đó chen chúc nhau hơn 800 tờ báo, tạp chí các loại là những “Hội nghề nghiệp” mà có lúc người ta đã gọi là “Hội nhà đất” vì các quan thì mải tranh nhau ghế nọ, ghế kia để được phân nhà, phân đất, còn lính tráng hội viên…ngoài một thiểu số rất nhỏ giữ được phẩm chât kẻ sĩ, đa số còn lại để sống được với nghề đành phải nhắm mắt mà thớ lợ, mà đổi trắng thay đen, cúi mặt mưu sinh trong cảnh: “Chợ trời thật giả đâu chân lí / Hàng hoá lương tâm cũng thiếu thừa!”

Trong bối cảnh như thế, những chiến sĩ an ninh cầm bút trong đội quân đặc nhiệm của tướng quân Hữu Ước mặc sức tung hoành múa bút như múa gươm, múa kiếm ở chốn không người, không có đối thủ. Người ta cũng đã quá quen với những trận Boxing mà chỉ có một bên được tự do ra đòn còn người bên kia bị trói chặt chân tay, bịt mắt và bịt mồm mà chịu trận. Trận Boxing giữa “Võ sĩ Thượng Nguyên” và cuốn Hồi kí của Nhà giáo Nhân Dân Nguyễn Đăng Mạnh trên ANTG ngày 10/12/2008 là một trận so găng bất công như vậy.

Trong bài đánh của mình, Thượng Nguyên lớn tiếng đòi nhà giáo Nguyễn Đăng Mạnh phải trình làng đầy đủ băng ghi âm, ghi hình, đầy đủ các loại chứng cớ này nọ làm cơ sở cho việc viết hồi ký của ông. Điều đó chỉ là những đánh đố mà Thượng Nguyên đã cưòi khẩy khi biết rằng thầy Mạnh không thể trưng ra được. Có những chi tiết để trưng ra được thì bà cụ thân sinh ra thầy Mạnh phải sinh thành ra ông sớm hơn hàng chục năm trước. Đòi hỏi vô lý này của Thượng Nguyên được thể hiện rất đậm nét ở phần viết có tiêu chí : “Xác định nguồn tài liệu để ông Mạnh viết chương này”, tức là chương 7 của cuốn hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh – Chương viết về những hồi ức liên quan đến đời tư của ông Hồ chí Minh. Hãy xem Thượng Nguyên nghĩ gì và viết gì về chuyện chứng cớ :

Theo lời giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thể hiện trong cuốn hồi ký thì toàn bộ nội dung chương này (chương 7- NTL), những chi tiết độc nhất, ác nhất, xấu nhất…nói về Bác Hồ và những người dưới quyền và bảo vệ Bác Hồ thì hoàn toàn ông nghe người ta kể. Mà những người kể đó không có một ai từng được sống gần cụ Hồ. Tỉ như Vũ Thư Hiên (Một người lưu vong ở nước ngoài), Dương Thu Hương (Nữ văn sĩ sinh năm 1947). Một vị giáo sưĐHSP Hà Nội (Không nêu tên), rồi tới giáo sư Ngô Thúc Lanh (Không nói rõ địa chỉ). Nhưng buồn cười ở chỗ ông Lanh lại nghe ông Văn Tân kể cho người khác và truyền đạt lại.” (ANTG số 815-10/12/2008) (Hết trích)

Trong bài báo ngắn đó, 3 lần Thượng Nguyên giới thiệu mình suốt đời làm công tác nghiên cứu mà lại không hề biết những nhân vật đã tiếp súc với ông Mạnh là ai. Thế thì Thượng Nguyên đã nghiên cứu cái gì? Những người làm công tác nghiên cứu ở trang lứa 60, 70…trở lên, ai mà chẳng biết nhà văn Vũ Thư Hiên hội viên Hội nhà văn Việt Nam là con lớn của cụ Vũ Đình Huỳnh nguyên thư kí riêng của ông Hồ và nhiều năm cụ Huỳnh đã sống bên cạnh ông ấy. Ai mà chả rành Dương Thu Hương là ai? Ai mà chẳng biết giáo sư Ngô Thúc Lanh, nhà toán học nổi tiếng quê ở làng Gáo (Tảo Khê - Vân Đình - Ứng Hoà - Hà Tây cũ). Ai chả rành Văn Tân là một học giả nổi tiếng về nhiều lĩnh vực. Ai trong giới nghiên cứu mà trong đời chẳng một lần lật giở những trước tác, khảo cứu của ông Văn Tân. Có lẽ chỉ có một mình nhà nghiên cứu Thượng Nguyên là không biết những nhân vật nổi tiếng này.

Tôi không hiểu là một nhà nghiên cứu, ông Thượng Nguyên giao tiếp với bạn bè theo kiểu cách gì mà ông lại dị ứng với cách giao tiếp của ông Mạnh với mọi người như thế. Có thể Thượng Nguyên giao tiếp với ai xong là đến màn trao cho nhau những những chứng cớ theo kiểu “ông đưa chân giò bà thò chai rượu”cũng nên! Tôi nghĩ, nếu mọi giao tiếp trong đời sống đều phải tuân thủ cái quy định thô thiển đó thì có lẽ chẳng ai dám nói chuyện với ai.

Thượng Nguyên nói chương 7 trong hồi ký của ông Mạnh là chương độc nhất, ác nhất và xấu nhất nói về Hồ Chí Minh và những người dưới quyền ông, là người luôn cổ xuý cho một đời sống đa nguyên, tôi quan niệm đó là quyền phát biểu ý kiến của Thượng Nguyên. Tôi cũng rất coi trọng ý kiến cho rằng, chương 7 hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh là một chương hay về Hồ Chí Minh vì chương này đã đem lại cho người đọc một hình ảnh lãnh tụ thật hơn, đời hơn và nhân bản hơn. Thượng Nguyên viết:

Cuối cùng là chính thức ông giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh tận mắt thấy Chủ Tịch Hồ Chí Minh chỉ có 2 lần. Đó là từ sau cách mạng tháng 8/1945, Bác Hồ về thăm Bắc Ninh. Lúc đó ông NĐM dậy học cấp 2 ở trường Hàn Thuyên (trong khối học sinh đứng vẫy cờ đón Bác). Lần thứ 2 vào khoảng 1961 khi Bác Hồ về thăm Nghệ An. Lúc đó ông NĐM công tác ở ĐHSP Vinh. Như thế có nghĩa là 2 lần ông Mạnh tận mắt nhìn thấy cụ Hồ, không liên quan gì tới những nội dung vớ vẩn, bậy bạ ông thể hiện trong chương 7 này” (Hết trích)
Tôi không thể hiểu nổi nhà nghiên cứu Thượng Nguyên dựa vào đâu mà tự đề ra quy định, muốn viết về ai thì phải sống với người đó. Xin hỏi các ông đã từng có bài đánh giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh như: Nguyễn Văn Lưu, Đặng Huy Giang, Nguyễn Hữu Thắng, Đỗ Hoàng và ngay cả Thượng Nguyên…vậy ai trong số các quý vị đã từng sống với gia đình ông Mạnh mà nay các ông tung bút dữ dằn đến thế? Để thêm phần thuyết phục, Thượng Nguyên hạ bút khoe:

Bởi làm công tác nghiên cứu, tôi có may mắn được tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu. Đặc biệt là nguồn từ cơ quan tình báo, an ninh (chủ yếu xâm nhập từ nước ngoài vào và quần chúng trong nước khi nhận được đã giao nộp cho cơ quan an ninh). Tôi nhớ cách nay trên 10 năm, lục trong cái đống hổ lốn tài liệu phản động ấy thống kê lại thấy có tới mười mấy % (?) là tài liệu mà kẻ địch và phần tử xấu tập trung đả kích, bôi nhọ uy tín lãnh tụ Hồ Chí Minh mà trong đó một số bản có những chi tiết giống như trong chương 7 của hồi ký NĐM. Hồi đó, tôi nghe nói (Lại là tôi nghe nói!? – NTL) các cơ quan chức năng đã tiến hành truy tìm nguồn gốc tài liệu này, nhưng không rõ kết quả ra sao?” (ThượngNguyên báo đã dẫn).

Tôi nghĩ, nếu quả thật có một nhà nghiên cứu Thượng Nguyên thật thì đó cũng chỉ là một nhà nghiên cứu kiểu thầy bói sờ…voi mà thôi. Chẳng có một nhà nghiên cứu nào mà lại có phương pháp luận nghiên cứu là “Tôi nghe nói…” để rồi viết ra những dòng chữ cực kỳ vô trách nhiệm với người được nghiên cứu, mà đối tượng được nghiên cứu ở đây lại là một giáo sư nổi tiếng. Thượng Nguyên lớn tiếng chỉ trích ông Mạnh là Đồ hóng hớt”, là “Nghe hơi nồi chõ” thì với đoạn trích trên, Thượng Nguyên cũng bộc lộ mình cũng rứa! Đặc biệt tệ hại là Thượng Nguyên buông thõng một kết luận hết sức phản cảm: “Không rõ kết quả ra sao…!?”. Rất may, có lẽ Thượng Nguyên chỉ là một nhà nghiên cứu cấp Phường chứ Thượng Nguyên mà ngồi ghế chánh toà thì vô khối lương dân phải chết oan vì ông.

Cùng với những phát triển như vũ bão của cách mạng KHKT, đặc biệt là những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, trong một thế giới hội nhập, nhân loại của thế kỷ 21 đang hồ hởi, vùng vẫy để bước ra khỏi những định kiến chính trị đầy kìm hãm, thoát khỏi các loại vỏ kén chính trị đầy giáo điều gò bó để khẳng định tầm vóc đích thực của mình, của dân tộc mình, quốc gia mình thì Thượng Nguyên lại tỏ ra thích thú giới thiệu mình như sứ giả của một thời mông muội:
Bao năm làm cái nghề nghiên cứu, chỉ quen đọc tài liệu có sẵn do người ta chuyển tới, ngồi phân loại rồi đọc, thành ra cái khoản mạng mung kể như mù tịt (!?)”. (Hết trích)

Theo Thượng Nguyên kể, cuối cùng nhờ được một thằng cháu nào đó làm tin học, nó truy cập hộ cho để Thượng Nguyên nghiền 302 trang “Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh” chỉ trong một đêm là xong béng, lại có chương, có đoạn Thượng Nguyên nói phải đọc tới 2 lần! Tôi nghĩ Thượng Nguyên bịa quá dở. Một cuốn sách viết về cả một đời đi học, dậy học, viết văn của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh mà Thượng Nguyên chỉ lườm nguýt có một đêm lại đọc trên máy tính rất khó đọc thì đây thực sự là một kỉ lục mà không một Bloger nào có thể phá được.

Tôi nghĩ, Thượng Nguyên chưa đọc hồi ký NĐM, ông ta chỉ nghe người ta kể lại rồi đặt hàng để ông ta viết bài đánh mà thôi. Thượng Nguyên lý giải thế nào về hiện tượng ông Nguyễn Đăng Mạnh viết chữ “Tác” thì Thượng Nguyên lại luận ra là chữ “Tộ” sau đây: Trang 121 ông Nguyễn Đăng Mạnh viết trong hồi ký của ông:
Tôi được tận mắt thấy Hồ Chí Minh 2 lần. Lần thứ nhất sau cách mạng tháng 8. Sau cuộc khởi nghĩa tháng tám 1945 bố tôi đưa cả gia đình về Thị xã Bắc Ninh. Tôi tiếp tục học cấp 2 ở Trường Hàn Thuyên…” (Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh).
Nhà nghiên cứu Thượng Nguyên lại luận ra là: “Cuối cùng chính thức ông Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh tận mắt thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có 2 lần. Đó là từ sau cách mạnh tháng 8 năm 1945. Bác Hồ về thăm Bắc Ninh. Lúc đó ông Nguyễn Đăng Mạnh dậy học cấp 2 ở Trường Hàn Thuyên (!?) (ANTG số 815- Thượng Nguyên).
Thế mà Thượng Nguyên hối hả đi đến kết luận: “BIỆN PHÁP XỬ LÝ NÀO TRƯỚC SỰ VIỆC TRÊN?”

Thưa các đồng nghiệp! Thưa các thầy cô giáo dậy văn trên nhiều vùng đất nước đã từng thụ nghiệp từ thầy Nguyễn Đăng Mạnh! Thưa các Thạc Sĩ, các Tiến Sĩ văn chương đã từng được Thầy Mạnh dìu dắt! Các vị nghĩ gì về những dòng chữ mà nhà nghiên cứu Thượng Nguyên đã viết về người thầy của các quý vị? Phần tôi, tôi nghĩ chỉ có những kẻ chuyên sài bằng giả và cả đời kiếm sống bằng nghề bưng bô mới viết lên những dòng chữ bố láo như thế này:

Một nhà giáo Nhân Dân, một giáo sư văn chương, Giải thưởng nhà nước về Văn Học - Nghệ Thuật đã từng vang bóng một thời. Theo thiển ý của tôi, để thanh thản quãng đời còn lại, tốt nhất là ông nên trả lại những gì người ta đã dành cho ông (Học hàm, Học vị, Danh hiệu, Giải thưởng…) ẵm nó làm gì để trong lòng canh cánh bao nỗi hận. Và nếu có thể hãy tìm đến một nơi nào đó trên hành tinh này, mà ở nơi đó người ta có thể ban thưởng cao hơn, xứng tầm với trí tuệ của ông” (Báo đã dẫn) Tôi linh cảm thấy hình như chẳng có một Thượng Nguyên bằng xương bằng thịt nào hết, Thượng Nguyên ở đây là một nhóm người có văn hóa của những kẻ chuyên sài bằng giả mà thôi.

*
* *

Trong một bài viết khác, có nội dung tương tự nhưng của tác giả Nguyễn Văn Lưu, Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh lại phải chịu những đòn đánh “Quỷ khóc - Thần sầu” kiểu khác. Nguyễn Văn Lưu chê Nguyễn đăng Mạnh là trịch thượng là không hiểu gì về tiếng Việt khi ông Mạnh gọi Stalin (Đại nguyên soái quân đội Xô viết, Nhà lãnh đạo Liên bang Xô Viết), Churchil (Thủ tướng Anh), Roosevelt (Tổng thống Hoa Kì) là “3 tay này…”!?.Tôi không hiểu người dân Anh, dân Mỹ họ kính yêu Thủ tướng, Tổng thống của họ theo kiểu cách gì? Không biết họ có tung hô các ông này như người Việt Nam tung hô Bác Hồ của người Việt Nam không? Tôi biết chỉ có ông Tố Hữu có câu thơ tung hô ông Stalin đã làm người Việt Nam có tự trọng nào cũng rất ngượng: “…Tiếng đầu đời con gọi Stalin!”.Tôi e rằng, ông Lưu sẽ mắng ông Tố Hữu : Gọi như thế cũng là trịch thượng, phải gọi là : “…Tiếng đầu đời con gọi bác Stalin !” mới là đúng tiếng Việt!

Thưa nhà lý luận phê bình Nguyễn Văn Lưu, ông thần đồng Trần Đăng Khoa lúc 9, 10 tuổi viết về Tổng thống Mĩ còn sách mé, trịch thượng hơn ông Nguyễn Đăng Mạnh nhiều, ông Khoa viết: “…ngu xuẩn nhất nhì là Tổng Thống Mỹ!” sao không thấy ông nổi đoá lên! Cứ theo cái logic kính yêu & sự sành sỏi về tiếng Việt của ông thì từ nay dân Việt sẽ phải gọi các bậc Tiên Đế của mình gắn liền với những tiền tố, tiếp đầu ngữ gì…thì mới là đúng tiếng Việt? Tôi không phải là NHÀ, là LỀU gì, tôi thất vọng về chuyện này quá. Chẳng lẽ văn đàn nước Việt đã tàn mạt đến mức, giờ đây các NHÀ chỉ chăm chú vào những chuyện vớ vẩn như thế để bắt bẻ nhau cho qua ngày đoạn tháng hay sao? Dựa trên những bắt bẻ về từ ngữ, Nguyễn Văn Lưu đã vội quy kết Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh là trịch thượng và không am tường tiếng Việt!?


Hà Đông 2 - 2018
Nguyễn Thượng Long
- Nguyên giáo viên dậy Địa Lý GD-ĐT Hoà Bình-Hà Tây
- Nơi ở :Văn la – Phú La – Hà Đông – Hà Nội.
- ĐT: 0433521066 & 01652323836
- Email: nguyenthuonglong571@gmail.com

Tác giả gửi BVN

Luật Internet mới của Việt Nam sẽ làm cho nền kinh tế quốc gia tụt hậu




Phan Lê
Vũ Quốc Ngữ (dịch)

Bộ Công an (BCA) của Việt Nam muốn dùng một mũi tên để bắn hai mục tiêu bằng một dự luật có quy định về lưu trữ dữ liệu. Nhưng cơ quan này có thể sớm nhận ra rằng mũi tên của họ không trúng mục tiêu nào, trái lại, khi mũi tên được bắn đi, nó có thể gây hại cho nền kinh tế quốc gia.

Vào tháng 6 năm 2017, BCA đã đưa ra dự thảo luật an ninh mạng đòi hỏi tất cả các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến nước ngoài (bao gồm Facebook, Google và Twitter) lưu trữ dữ liệu của người sử dụng Việt Nam tại các trung tâm dữ liệu ở Việt Nam. Các công ty công nghệ nước ngoài có thể sẽ có đối tác Việt Nam điều hành các trung tâm dữ liệu tại địa phương, quản lý việc bán dịch vụ trong nước và xử lý các yêu cầu của chính phủ về dữ liệu người dùng. Đề xuất đã gây ra một cuộc tranh luận nóng bỏng giữa những người tin vào lợi ích của nó và những người nhìn thấy mối đe dọa nghiêm trọng của dự luật này đối với sự phát triển của nền kinh tế toàn quốc.




Internet tại Việt Nam

Đối với những người đề xướng và ủng hộ dự luật này, việc lưu trữ dữ liệu tại địa phương là đơn giản. Việc xây dựng các trung tâm dữ liệu địa phương sẽ cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ trực tuyến cho người dùng địa phương và sẽ tạo ra một nhu cầu lớn về chuyên gia công nghệ thông tin có tay nghề cao. Với 64 triệu người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và một trong những thị trường thương mại điện tử đang phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới, Việt Nam sẽ là điểm đến không thể cưỡng lại được đối với các công ty công nghệ nước ngoài, bất kể chi phí tăng thêm về nội địa hóa dữ liệu hay ít nhất là như vậy.

Trong một bối cảnh rộng hơn, những người đề xuất dự luật này nhìn nhận văn bản này như là một phần của nỗ lực toàn cầu nhằm bảo vệ sự riêng tư của dữ liệu và ngăn chặn các công ty đa quốc gia trong việc áp dụng những chiến lược nhằm tránh nộp thuế. Vào năm 2015, Toà án Tư pháp châu Âu đã vô hiệu hoá Safe Harbor Agreement, một hiệp định cho phép chuyển giao miễn phí dữ liệu giữa Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ. Việc hủy bỏ hiệp định này dẫn đến việc nhiều công ty khổng lồ công nghệ của Hoa Kỳ lưu trữ tất cả dữ liệu về công dân của EU trên các máy chủ nằm trong Liên minh châu Âu.
Hơn nữa, khi đa số các quốc gia tìm kiếm biện pháp để khắc phục tình trạng nhiều công ty đa quốc gia tìm cách trốn đóng thuế, BCA cho rằng địa phương hoá dữ liệu là một giải pháp đầy hứa hẹn khi nó được kết hợp với đề xuất của Bộ Tài chính gần đây yêu cầu tất cả các khoản thanh toán qua biên giới được thực hiện thông qua các cổng thanh toán trong nước. Các chương trình xác thực tương tự đã được thực hiện ở Ấn Độ và Hàn Quốc. ‘Nếu người khác có thể làm điều này thì tại sao chúng ta không thể?’
Câu trả lời rất đơn giản: Việt Nam có thể, nhưng không nên.
Việc tiếp cận các dịch vụ trực tuyến nước ngoài sẽ tốt hơn nếu chính phủ nới lỏng các quy định phức tạp và các quy tắc kiểm duyệt thay vì bổ sung thêm. Bằng chứng về việc địa phương hoá dữ liệu cho thấy hầu hết là những lời hứa hẹn trống rỗng: ngay cả khi các công ty công nghệ nước ngoài tuân thủ quy định của dự luật, thì số việc làm được tạo ra thêm cho những người có tay nghề cao là khiêm tốn vì các trung tâm dữ liệu có tính tự động cao. Một dung tâm dữ liệu có trị giá 1 tỷ USD của Apple ở Bắc Carolina chỉ có 50 nhân viên làm việc thường xuyên.
Quan trọng hơn, bản địa hoá dữ liệu sẽ không cải thiện sự riêng tư của dữ liệu - mặc dù đây là lý do chính cho đề xuất này. Bảo mật dữ liệu phụ thuộc vào khả năng kỹ thuật của nhà cung cấp dịch vụ, phẩm cấp của cơ sở hạ tầng vật lý và tính mạnh mẽ của thủ tục hành chính. Điều này đúng không phụ thuộc vị trí mà các máy chủ được đặt. Do cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và nguồn nhân lực của Việt Nam tương đối kém phát triển, việc địa phương hóa dữ liệu sẽ làm tăng nguy cơ vi phạm an ninh.
Ngoài ra, việc địa phương hoá dữ liệu theo quy định kiểm duyệt nghiêm ngặt của Việt Nam sẽ gây phương hại đến sự riêng tư của dữ liệu. Cho đến nay, các công ty công nghệ nước ngoài lưu trữ dữ liệu người dùng bên ngoài Việt Nam có thể tránh được sự kiểm duyệt toàn diện của chính phủ. Nếu hệ thống thay đổi, các cơ quan chính phủ có thể buộc các công ty công nghệ phải cung cấp cho họ những thông tin cá nhân của người dùng theo Nghị định 72 về Quản lý, Cung cấp và Sử dụng Dịch vụ Internet và Thông tin trực tuyến.
Trong khi những lợi ích của việc địa phương hoá việc lưu trữ dữ liệu chủ yếu là tưởng tượng, thì những mối đe doạ của dự luật đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam là có thật. Ba thập kỷ qua của quá trình chuyển đổi kinh tế chứng minh tầm quan trọng của việc mở cửa nền kinh tế và thu hút đầu tư có chất lượng với một môi trường thuận lợi để đảm bảo một môi trường kinh doanh hiệu quả. Những đề xuất đi ngược lại những tiêu chí trên sẽ dẫn tới chi phí kinh doanh cao hơn và thậm chí còn đưa đến hạn chế thông tin hơn. Và nó sẽ dẫn tới sự can thiệp sâu hơn của của nhà nước trong nền kinh tế. Các quy định hiện hành về dữ liệu được ước tính làm giảm 1.7% GDP của Việt Nam và giảm 3.1% đầu tư trong nước. Những con số này chắc chắn sẽ cao hơn nếu quy định về nội địa hóa dữ liệu được thông qua.
Các nhà lãnh đạo chính trị của Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh Singapore là một mô hình cho các thành phố lớn của đất nước. Nếu họ thực sự muốn như vậy, họ nên biết rằng Singapore không yêu cầu lưu trữ dữ liệu tại địa phương và do vậy đãthu hút các công ty công nghệ nước ngoài thành lập trung tâm dữ liệu hoặc đưa công việc có tay nghề cao vào nước này.
Việc địa phương hóa lưu trữ dữ liệu sẽ là một trở ngại đối với nền kinh tế đang nổi của Việt Nam. Ánh sáng duy nhất trong vụ việc này là dự thảo luật vẫn đang chờ được Quốc hội xem xét vào tháng 5 năm 2018. Chúng ta hãy hy vọng rằng các đạibiểu của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất này sẽ sử dụng lá phiếu của họ một cách khôn ngoan.
Phan Lê là một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Úc.

Theo VNTB

‘Người đốt lò vĩ đại’: Phong trào tôn sùng cá nhân bắt đầu!




Thiền Lâm/Cali Today

Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư đảng CSVN – vừa được báo đảng Việt Nam chính thức xưng tụng thêm một biệt danh mới: “Người đốt lò vĩ đại”.

Có thể hiểu, một phong trào tôn sùng cá nhân ông Trọng cũng đã chính thức khởi động.

Ngày 19/2/2018, trong bầu không khí tết nguyên đán và “năm mới thắng lợi mới”, Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) đã đăng tải bài viết cho rằng: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – với tư cách là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhìn ra mối nguy cơ của đại dịch tham nhũng, bằng tất cả dũng khí và mưu lược của một kẻ sĩ Bắc Hà đã phất lên ngọn cờ tiêu diệt bằng được sự tham nhũng, sự lộng quyền”, và “Ông trở thành một người đốt lò vĩ đại đã nhóm lên chiếc lò được cháy lên bằng ngọn lửa của lương tâm, và công lý để thiêu hủy bằng được cơn đại dịch tham nhũng và lạm quyền”.

VOV thuộc sự quản lý của Ban Tuyên giáo trung ương đảng CSVN, đứng đầu bởi ông Nguyễn Thế Kỷ – cựu Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương và được xem là “học trò cưng” của giáo sư Nguyễn Phú Trọng về mặt ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và cường độ tuyên truyền cho công cuộc “chống tham nhũng” của ông Trọng.

Từ sau “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy” – một phát ngôn “xuất thần” của Nguyễn Phú Trọng vào tháng Tám năm 2017 và trùng với thời điểm cuộc khủng hoảng Đức – Việt bùng nổ từ việc Nhà nước Đức tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào tháng 7/2017, đến nay “Người đốt lò vĩ đại” đã trở thành danh xưng chính thức dành cho “lãnh tụ Nguyễn Phú Trọng”.




Người đốt lò vĩ đại”Ảnh: Zing News


Trước đó, ông Trọng đã được một số văn nhân cận thần xưng tụng thành “Sỹ phu Bắc Hà”, “Minh quân”. Và cả “Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo”.
Trước Nguyễn Phú Trọng, chưa có một tổng bí thư nào được tụng ca ngút trời như thế.

Vào năm 1986, tổng bí thư đảng Cộng sản khi đó là Nguyễn Văn Linh đã phát động chủ trương “những việc cần làm ngay” để chống tham nhũng và tệ nạn quan liêu cửa quyền hành chính trong đảng. Tuy nhiên mức độ tham nhũng vào thời gian đó chủ yếu là tham nhũng nhỏ, tham nhũng vặt, hoàn toàn chưa có những vụ “đại án tham nhũng” với quy mô lên đến hàng trăm triệu USD như hiện thời.

Ba chục năm sau thời Nguyễn Văn Linh, dường như Nguyễn Phú Trọng muốn tái hiện hình ảnh một tổng bí thư theo tinh thần “đổi mới”. Tháng Sáu năm 2016, ngay sau khi tái nhiệm chức vụ tổng bí thư, ông Trọng đã phát ra chủ trương “việc cần làm ngay” và bắt đầu khởi động giai đoạn đầu tiên của chiến dịch “chống tham nhũng” của ông.

Lần đầu tiên trong lịch sử 73 năm của chế độ một đảng Cộng sản ở Việt Nam, một chiến dịch được xem là “Chống tham nhũng” trên phương diện tuyên truyền, hay còn có tên là “Đốt lò” theo cách gọi dân gian, đã được nhân vật đứng đầu đảng Cộng sản là Nguyễn Phú Trọng kích phát với quyết tâm và quy mô lớn chưa từng có.

Nhưng cuộc chiến “chống tham nhũng” của ông Trọng lại mới chỉ bắt đầu. Bắt đầu sau gần hai năm chấp nhiệm chức vụ tổng bí thư nhiệm kỳ 2, và gần 6 năm từ khi ông ngồi ghế này.

Trong suốt nhiệm kỳ đầu, Nguyễn Phú Trọng đã không để lại một dấu ấn nào về chống tham ô, tham nhũng. Vài ba vụ án kinh tế lớn đươc đưa ra tòa xét xử chỉ mang ấn tượng của “tập thể Bộ Chính trị”. Bất chấp vài ba phát ngôn rập khuôn như “phải chống tham nhũng quyết liệt” của ông Trọng, chỉ số tham nhũng trong giới quan chức ở Việt Nam vẫn chỉ tiến không giảm trên bảng xếp hạng của các tổ chức nghiên cứu quốc tế.

Khác hẳn với ba chục năm trước, chế độ chính trị ở Việt Nam bị xem là “quốc nạn” về tham nhũng. Từ hàng chục năm trước đó, đã có nhiều đồn đoán về hàng ngàn quan chức bậc trung – cao có tài sản nổi và chìm lên đến hàng trăm triệu USD mỗi người. Còn đến nay, có đến vài ba “đại gia” ở Việt Nam đã lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới, đính kèm một dòng tiền chuyển bất hợp pháp ra nước ngoài lên đến 19 tỷ USD chỉ riêng trong năm 2015 – theo một tiết lộ của Hồ sơ Panama. Tính gộp cả vài chục năm trước đó, số tiền chuyển ra nước ngoài lên đến hơn 80 tỷ USD. Nhiều dư luận cho rằng trong số tiền lưu chuyển không rõ gốc gác và đầy nghi ngờ đó, tiền của giới quan chức chiếm chủ yếu. Mà tiền của quan chức lại chủ yếu, hoặc tuyệt đại đa số là tiền tích góp do tham ô tham nhũng, bị xem là “hút máu dân”.

Đến nay, vẫn còn nhiều tranh cãi về mục đích thực chất của “đốt lò” là chống tham nhũng một cách thực chất hay chỉ là một chiến dịch thanh trừng các đối thủ chính trị trong quá khứ gần và ngay trong hiện tại.

Bởi cho tới giờ này ông Trọng mới chỉ chứng tỏ được sự nghiệp của ông là “chống tham nhũng thời kỳ trước”, tức “thời kỳ Nguyễn Tấn Dũng”, hoặc còn gọi là “chống tham nhũng một bên” chứ chưa có gì gọi là công bằng khi còn sờ sờ ra đó những Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng y tế liên đới trách nhiệm vụ nhập thuốc ung thư giả, Võ Kim Cự – cựu bí thư Hà Tĩnh liên đới trách nhiệm vụ thảm họa xả thải của Formosa, Trịnh Văn Chiến – Bí thư Thanh Hóa bị quá nhiều dư luận về tài sản, làm ăn riêng và bồ bịch…


T.L. Tác giả gửi BVN

Ý kiến sau khi đọc hai bài viết của ông Ngô Thế Vinh và Tô Văn Trường




Lê Phú Khải

- Nhân đọc bài “Cống đập chặn mặn gây rối loạn hệ sinh thái và những cái giá phải trả” của tác giả Ngô Thế Vinh đăng trên báo Tiếng Dân ngày 12/2/2018 và “phản hồi” về bài viết này của tác giả Tô Văn Trường ngày 22/2/2018 trên trang Bauxite, xin có đôi dòng sau đây.



Đồng bằng sông Cửu long ngập mặn

Ngay khi đọc bài của tác giả Ngô Thế Vinh, đọc rất kỹ, tôi đã thấy rõ, đây là một bài viết theo cảm tính, thiếu tính khoa học, võ đoán… nếu không muốn nói là thiển cận! Có lẽ do ghét chế độ độc tài cộng sản nên tác giả nhìn vào đâu cũng thấy cộng sản làm là sai trái, hay đội ngũ trí thức do chế độ cộng sản đào tạo không biết gì cả! Điều này chỉ đúng với những người được đào tạo trong những bộ môn khoa học xã hội như: triết học, sử học, văn học, mỹ học… nhưng không đúng với các trí thức thuộc các hệ khoa học tự nhiên như toán học, vật lý học, hóa học, thủy học, cơ học, v.v…

Tôi cũng chắc chắn, thế nào cũng có nhà khoa học ở trong nước lên tiếng. Tôi chờ. Và quả đúng như thế, ngày 22/02/2018, tiến sỹ Tô Văn Trường đã lên tiếng “Phản hồi…” về bài viết này.

Hơn 30 năm là người quan sát (observateur) Đồng bằng sông Cửu Long, quan sát từng bước đi, từng công trình, cả thành quả đến những khiếm khuyết được uốn nắn kịp thời, tiếp xúc từ người nông dân đến ông Thủ tướng vốn là nông dân sinh ra và lớn lên ở Đồng bằng sông Cửu Long là ông Võ Văn Kiệt…tôi xin nói rõ: Không dễ gì những ông chủ tịch tỉnh như ông Nguyễn Minh Nhị (Bảy Nhị), thủ tướng như Võ Văn Kiệt là những người có quyền lại dễ dàng nghe các anh “trí thức Bắc Kỳ” như tiến sỹ Tô Văn Trường, tiến sỹ Đào Xuân Học, Mai Văn Quyền “xui dại” trong việc trồng lúa, đắp đê bao vv…và vv… Hơn nữa, những trí thức như Võ Tòng Xuân, giáo sư Nguyễn Ngọc Trâm… họ đều là các chuyên gia được đào tạo từ chế độ Sài Gòn cũ và ở nước ngoài… đấy thôi (!)

Trong bài viết này, tôi chỉ đi vào trọng tâm là những “cống đập chặn mặn” mà tác giả Ngô Thế Vinh đã nặng lời phê phán nó ở Đồng bằng sông Cửu Long hơn 40 năm qua. Nếu nước ta là một đất nước bao la rộng lớn như nước Nga chẳng hạn, thì mặn xâm nhập “mặc kệ” nó! Khai thác được cái gì từ mặn thì khai thác. Nhưng nước ta lại là một quốc gia đất hẹp người đông vào bậc nhất thế giới. Mật độ dân số còn hơn cả Trung Quốc thì con đường sống còn là phải cải tạo nó để tồn tại.

Mặn được đánh giá là tài nguyên, nhưng mặn chỉ phù hợp với dải rừng đất ướt ven biển, với những nơi hội tụ đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản đem lại lợi nhuận cao, nhanh và nghề làm muối. Trái lại, mặn hủy diệt cây trồng nông nghiệp và kìm hãm phát triển dân cư, gây trở ngại lớn cho cuộc sống con người. Vì thế mà các nước giàu có như Mỹ, Nhật chỉ tiêu thụ tôm chứ không nuôi tôm. Vì như Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có lần nói: Ngọt là môi trường cao cấp và còn cần cho công nghiệp hóa.

Ở những vùng nhiễm mặn Đồng bằng Sông Cửu Long, từ lâu, mặn đã bị coi là “kẻ thù” của nông dân. Vì thế, từ chỗ hoàn toàn phụ thuộc nước trời mùa mưa, ở vùng mặn, người nông dân đã biết “luồn lách” để sống! Họ tìm cách be bờ giữ ngọt, quai đê lấn biển, đào kênh dẫn ngọt, trữ ngọt mùa mưa, tiết kiệm mùa khô… ở vùng mặn chỉ làm được một vụ lúa trông vào nước trời, năng suất thấp. Khát khao đổi đời của người nông dân vùng mặn Đồng bằng sông Cửu Long kéo dài theo năm tháng. Nhưng ngọt hóa cả vùng rộng lớn thì sức của người nông dân cá thể không làm nổi. Trước 1975 chính quyền Sài Gòn cũng đã có chương trình ngăn mặn, ngọt hóa Gò Công nhưng chưa làm được.

Từ năm 1975, bằng nỗ lực của Nhà nước và nông dân, sau nhiều năm phấn đấu, các công trình thủy lợi đầu mối: dẫn ngọt - ngăn mặn, nhằm ngọt hóa nhiều vùng đất rộng lớn đã hoàn thành. Phải lần lượt kể đến những chương trình ngọt hóa Gò Công cho 54.000 hecta, Tầm Phương - Trà Vinh cho 7.000 hecta, Vàm Đồn- Bến Tre cho 8.000 hecta… và các chương trình lớn, có tác dụng dẫn ngọt, ngăn mặn cho hàng trăm ngàn hecta như nam Măng Thít (Trà Vinh - Vĩnh Long), Quản Lộ - Phụng Hiệp (bán đảo Cà Mau) của Quyết định 99TTg do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký vào ngày 9/02/1996 đã được thực hiện trong vòng 5 năm. 

Nước ngọt phù sa từ sông Tiền, sông Hậu đưa về đã xóa bỏ được bao cuộc đời mặn chát cơ hàn bấy lâu nay. Những ai đã từng chứng kiến mùa khô dài dằng dặc, đất nẻ tận đáy ao, gió chướng mang nặng hơi mặn từ biển dội vào, tàn phá làng mạc, mới thấy hết giá trị của những dòng nước ngọt đem đến cho nông dân vùng mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Lúa từ 1 vụ năng suất thấp đã ùa lên thành 3 vụ năng suất cao. Rồi vườn tược, cây trái mọc lên từ phù sa nước ngọt. Huyện Gò Công Đông nghèo đói xưa kia, nay làm lúa 3 vụ có chất lượng cao, bán được giá nhất tỉnh, hơn cả vùng Cai Lậy, Cái Bè ở phía Tây nổi tiếng giàu có xưa nay, đó là điều mới lạ ở Tiền Giang! Ở huyện Vĩnh Lợi nằm trong vùng ngọt hóa bán đảo Cà Mau, những tá điền nghèo khó của công tử Bạc Liêu xưa kia, nay bỗng nhiên nhà tường sáng choang nhờ nước ngọt sông Hậu đã về tới vùng hạ! Người viết bài này đã chứng kiến tận mắt những hình ảnh trên.

Các chương trình ngọt hóa đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của một vùng đất đai rộng lớn có mật độ dân cư cao ở Đồng bằng sông Cửu Long những năm qua là sự thật không thể phủ nhận.

Tiêu biểu nhất là đê ngăn mặn của tỉnh Sóc Trăng. Nếu cho rằng Đồng bằng sông Cửu Long không cần đến một hệ thống đê điều nào cả là hoàn toàn không đúng.

Sóc Trăng là một trong những tỉnh nghèo nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, với 319.000 hecta đất nông nghiệp ven biển nhiễm mặn chỉ làm được lúa 1 vụ năng suất thấp. Đời sống của đồng bào dân tộc Khmer ở đây rất khó khăn. Đêm 26 rạng ngày 27/10/1992 biển Sóc Trăng đã bất thần nổi giận. Một đợt sóng thần đã ngoạm vào khúc bờ dài hơn 70 km thuộc hai huyện Vĩnh Châu và Long Phú. Sóng thần dâng cao tới gần 2 mét nước chồm sâu vô bờ từ 500 đến 4000m. 13km đê ngăn mặn đã bị phá hủy hoàn toàn, cuốn trôi theo 11 cống ngăn mặn, 420 hecta cây đặc sản tỏi và hành tím, 160 hecta lúa và 4300 hecta nuôi tôm bị mất trắng.

Khác với lũ đầu nguồn sau khi nước rút còn để lại phù sa mới an ủi cho đồng ruộng mùa sau. Trái lại, sóng thần đem hàng vạn tấn cát vô đồng, vùi lấp, xáo trộn địa hình và nước mặn sẽ làm cho đất chai cứng, mùa sau còn tiếp tục mất mát.Ngay sau trận sóng thần kinh hoàng đó, khi các nhà báo phỏng vấn chủ tịch Sóc Trăng Nguyễn Thanh Bình (Sáu Bình) là: Sóc Trăng có cần Trung ương hỗ trợ gì không? Chủ tịch Sóc Trăng đã trả lời một câu bất ngờ đến thú vị “Sóc Trăng không xin TW gì cả, chỉ xin TW một… con đê!”.

Có lẽ trên đời này chỉ có các “anh Hai Nam bộ” mới có lối xin “kỳ lạ”, “một con đê”!. Nhưng xét cho cùng thì Chủ tịch Sóc Trăng thật là khôn ngoan. Cái xứ Sóc Trăng này lạ lắm, ở Vĩnh Châu, trẻ con chơi đùa với nhau nói ba thứ tiếng: Việt, Khmer, Hoa… Nhưng TW lấy đâu ra một con đê ngăn mặn dài hàng trăm km để cho Sóc Trăng. Vì thế sau hơn một năm trời dồn sức, dồn của nhân dân các dân tộc (Việt, Khmer, Hoa) ở Sóc Trăng đã làm nên một kì tích là hoàn thành tuyến đê biển và đê dọc theo cửa sông dài hơn 200 km. Hệ thống đê ngăn mặn này có chiều rộng 6m, cao 1,5m; xe bốn bánh có thể đi lại dễ dàng vào mùa khô, có đê ngăn mặn, Sóc Trăng thay da đổi thịt. Từ 64.000 hecta lúa hai vụ đã tăng lên 90.000 hecta ngay năm sau. Đến hè thu 1995, Sóc Trăng có hơn 100.000 hécta lúa hai vụ. Có nước ngọt, hoa màu cây trái, nghề mới (làm nấm rơm) được mở ra. Dân Khmer có công ăn việc làm không phải bỏ xứ đi tha phương. Sau 4 năm Sóc Trăng đã gia nhập thành viên “Câu lạc bộ 1 triệu tấn”, sánh vai cùng các bậc đàn anh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong việc làm đê ngăn mặn ở Sóc Trăng, có một câu chuyện đáng được ghi lại. Đó là sự việc xảy ra ở xã Thạnh Thái Thuận huyện Mỹ Xuyên. Gia đình bác Tám Tiệm, một nông dân cần mẫn đã để dành nhiều năm để lên một ngôi nhà tầng. Khi bác Tám Tiệm khởi công xây nhà thì cán bộ thủy lợi đã đến năn nỉ bác đừng xây. Vì đê biển sẽ chạy qua chính giữa nền nhà bác! Nhưng bác Tám không thể tin được đê có thể chạy đến tận nơi xa xôi này. Bác tuyên bố: Nếu các chú làm được đê chạy đến tận nơi đây thì tui sẽ tự tay phá nhà! Vừa ăn tân gia được hơn tuần lễ thì đê chạy tới thiệt. Thắp hương khấn vái ông bà xong, bác Tám đã tự tay cầm búa phá nhà cho con đê… phóng thẳng! Chuyện con đê ngăn mặn ở Sóc Trăng là như thế!

Thời Pháp thuộc, có băng đảng cướp ở Sài Gòn đều là nông dân Gò Công bị nhiễm mặn, không đường sống phải đi… ăn cướp!

Có lẽ bấy nhiêu cũng là đủ để “bào chữa” cho các “cống đập ngăn mặn gây rối loạn…” mà tác giả Ngô Thế Vinh đã lên án nó.

Nếu cứ “để yên” thực tại mà sống với nó thì nước Ít-xra-en việc gì phải cải tạo sa mạc để sống, để trồng cây và nuôi gia súc! Xin thưa tác giả Ngô Thế Vinh (!)

Trang Bauxite e ngại ngày Tết mà nói chuyện mặn ngọt khô khan. Nhưng tôi lại hứng thú đọc bài viết dài “khô khan” của TS Tô Văn Trường. Sự đời nó thế.

Lê Phú Khải
(Tiếng Dân)

Hồ sơ ‘NOW’, một việc làm cao đẹp



Bùi Tín / VOA



Bích chương ca chương trình "NOW"
Trang mạng « Mch Sng », cơ quan thông tin ca t chc BPSOS – Boat people SOS - Cp cu thuyn nhân, va công b rng rãi tập h sơ mang tên gn « NOW! ».
Đây là hồ sơ sưu tm công phu danh sách các tù nhân lương tâm (tù nhân chính tr) Vit Nam, vi nhng chi tiết đy đ, h tên, quê quán, ngày sinh, ngày b bt, ti danh, phiên tòa xét x, án được tuyên, gia đình và các chi tiết liên quan.
Hiện nay, vào dịp Tết Mu Thân, tháng 2/2018, s tù nhân lương tâm Vit Nam lên đến 166 người.
Hồ sơ « NOW » - « Ngay bây gi! » có ch đnh đu tranh đòi chính quyn Vit Nam tr t do ngay cho các tù nhân chính tr vì vic giam cm nhng người bt đng chính kiến về chính trị là vi phm thô bo Công ước Quc tế v quyn dân s và chính tr - « Convention International sur les Droits civils et politiques » ca Liên Hip Quc mà nước CHXHCN Vit Nam đã tham gia ký kết, cam đoan tôn trng.
BPSOS là tổ chc phi chính phủ, được lp ra t nhng năm 1979 - 1980 đ cp cu bà con thuyn nhân lênh đênh trên bin c, đưa vào đt lin, vào các tri t nn, còn lo cho bà con được nhp cư các nước và có cuc sng bình thường. BPSOS còn cu hàng trăm em bé m côi khi vượt bin, vn đng quc tế chng cướp bin, bo đm an toàn cho bà con.
Nay vấn đ thuyn nhân đã gim nhiu, BPSOS tp trung đòi t do ngay cho mi tù nhân chính tr Vit Nam, mt vn đ tình nghĩa, nhân đo và công lý cp bách, rt đúng vi đòi hi ca mi công dân yêu nước, ca hơn 40 t chc xã hi dân s trong nước.
Trước đây khong 10 năm, Vit Nam b xếp vào danh sách các quc gia cn quan tâm đc bit (CPC – Country of Particular Concern) b lên án, ty chay, trng pht vì hnh kim xu trong tôn trng nhân quyền và t do tôn giáo. Đ thoát khi CPC, Vit Nam cam kết s gi hnh kim tt trong vn đ này.
Gần đây ông tng bí thư Nguyn Phú Trng theo đúng con đường ca Tp Cn Bình là « ly đng tr nước » (theo li thy dùi ca quân sư Vương H Ninh là xây dng chế đ toàn tr ca đng đ n đnh và phát trin), đàn áp thng tay các nhà dân ch, dân oan mt đt và tín đ các tôn giáo, nên s tù nhân chính tr ngày càng tăng, vi nhng bn án nng n, đc ác cao đ như tuyên án 10 năm tù cho cô Nguyn Ngc Như Quỳnh dù mẹ già, con di, sc yếu, li còn thâm đc di chuyn cô đi tri xa đ m con cô không th thăm ngày Tết!
Từ nay trên mng Mch Sng ca BPSOS có đăng ti h sơ NOW được cp nht hng ngày cho mi người tham kho do mt nhóm lut sư và chuyên viên thống kê tham gia vô v li.
Hiện nay t chc nhân quyn Human Rights Watch, Reporters without Borders cũng lên danh sách cp nht v tù chính tr Vit Nam, các danh sách đó b xung cho nhau, trong đó danh sách « NOW » là đy đ nht.
Tôi đã từng gp TS Nguyễn Đình Thng, tng giám đc kiêm ch tch BPSOS ti tr s t chc này ti bang Virginia gn Washington DC. Anh Thng năng đng, giàu kinh nghim vn đng hành lang, quen biết nhiu ngh sĩ, dân biu Hoa Kỳ, li có uy tín Đông Nam Á, tng được Qu Dân chủ ca Vin Dân ch Đài Loan vinh danh khen thưởng, có các văn phòng thường trc Đài Loan, Thái Lan và Malaysia. Trò chuyn vi anh Thng tôi có n tượng rt sâu v mt trí thc dn thân trong sáng, không v li, toàn tâm toàn ý cho cng đng, có nhiều kinh nghim thc tế, thông minh, tp trung vào hiu qu ca công vic. Anh tâm s vi tôi: « Hiu qu! hiu qu! hiu qu! là bài hc tâm nim ca tôi, đ công vic ca tp th anh ch em chúng tôi không phí sc ». Chính anh đã cùng các bn vn đng một số dân biu, ngh sĩ Hoa Kỳ đ đu cho mt s tù nhân lương tâm, và đòi chính quyn trong nước phi gim án, tr t do hay cho xut ngoi.
Tù nhân chính trị là « gót chân A-sin » ca chính quyn Cng Sn cui mùa, vn hung bo, bt chp lut pháp và công pháp quốc tế. M Nm, cô Trn Th Thúy Nga, lut sư Nguyn Văn Đài hay nhà báo Ba Sàm Nguyn Hu Vinh có ti hình s gì? Lut pháp có điu khon nào cm công dân yêu nước, thương dân, không được chng gic bành trướng, không được k nim các lit sĩ Bc và Nam hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa, hai đu biên gii Tây Nam và phía Bc?
Đầu năm 2018, vic công b h sơ « NOW » là mt s kin ni bt, nói lên thế ch đng tn công ca các lc lượng dân ch trong và ngoài nước phi hp cht ch, kp thi, chun xác, mt công c sc bén đ đánh đng dư lun toàn thế gii v vn đ tù nhân chính tr Vit Nam, mt chuyn hin nhiên mà chính quyn Cng Sn mt mc chi b mt cách trâng tráo và di dt.
Những người ch trương « NOW » cho biết ch đích ca h là cung cp một công c đ có th đo lường chính xác « hnh kim tôn trng nhân quyn » ca chính quyn Vit Nam trong tng thi kỳ, lên hay xung, lên xung mc nào, đ thy năm 2017 và đu năm 2018 hnh kim y là mc kém, ti t nht!
Mục đích quan trng th hai của « NOW » là m ra mt chiến dch vn đng quc tế không thi hn đòi nhà cm quyn Hà Ni phi tr ngay t do, không chm tr, cho toàn b 166 nam n công dân b cm tù mt cách phi lý, trái vi các văn kin quc tế cơ bn, k t lão tù nhân chính trị - tôn giáo Thích Quảng Đ, 90 tui tròn b « giam » trong Chùa ca c, không cho đi đâu. Đây là chiến dch vn đng và đu tranh muôn v, khp nơi, dưới mi hình thc và sáng kiến.
Một sáng kiến là vn đng công lun luôn quan tâm đến s phn bi thm ca 166 người tù lương tâm đang mt t do, xa gia đình, đang x thân vì đu tranh cho t do ca toàn dân, cho c 90 triu dân Vit, trong đó có c nhng người Cng Sn. Đó là 166 ân nhân, người con quý hiếm ca dân tc, thúc đy s quyên góp cho Qu Lương Tâm…
« NOW » đã và đang làm một vic cn m rng là in tht nhiu truyn đơn, bích chương ln nh, áo T shirt mang hình nh ca các tù nhân tiêu biu nht, ph biến tht rng trên báo chí, video, post-card, trưng ra nhng nơi công cng, nhà ga, sân bay, đường phố, ch búa, trường hc đ nhc nh mi người tham gia vn đng và đu tranh cho đến khi tt c tù chính tr Vit Nam được t do.
Mong lời kêu gi ca « NOW » được bà con ta lng nghe và thc hin vì đây là vic làm thiết thc, có ý nghĩa yêu nước, nhân ái và đại nghĩa, thin tâm.


B.T.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn