Chú bộ đội “ăn rừng” vì kỷ luật nhân văn của đảng?

Mẫn Nhi

Thế nên, 135,8 ha rừng tự nhiên bị xử lý theo đúng quy trình “chiếm công vi tư” chỉ sau 7 năm có lẻ.

clip_image002

Sập cầu Thia ở Yên Bái, một phóng viên bị cuốn trôi khi đang tác nghiệp

Bão lũ liên tiếp

Những ngày vừa qua, “lũ lụt” trở thành cụm từ miêu tả chính xác tình trạng thiên tai gây ra từ tại miền Trung bộ và Bắc bộ (Việt Nam).

Quá nhiều nguyên nhân để liệt kê, trong đó không thể không đề cập lý do đầu: mất rừng.

Rừng mất, tốc độ dòng chảy tăng, sạt lở đất tăng,… Tất cả khiến các hồ thủy điện trên nguồn không kịp điều tiết trở tay, buộc phải xả lũ, một số điểm bị vỡ đê (?) và cuối cùng,… người dân hưởng đủ!

Video lũ quét:

Gà, lợn, người – tuy không cùng điểm xuất phát nhưng đều chịu chung một số phận – chết vùi trong đất hoặc chìm trong nước.

Trong cơn khốn cùng mà mẹ thiên nhiên gây ra, thì hình ảnh chú bộ đội lại nổi lên, khi lực lượng này được điều động để giúp người dân phòng chống thiên tai bão lũ.

Dường như, “chú bộ đội” luôn là một hình ảnh đẹp trong dân, và “chú” luôn là niềm hy vọng trong cảnh “màn trời chiếu đất” của người dân.

Chú bộ đội phá rừng!

Trong khi phía Bắc bão lũ, thì phía Nam bão dư luận nổi lên, cũng có phần liên quan đến những “chú bộ đội”.

Cụ thể, vào ngày 11/10, UBND tỉnh Đăk-Nông đã ban hành Công văn số 5598 trong đó kiểm điểm và xử lý trách nhiệm để mất rừng tự nhiên đối với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đak-Nông.

Số là vào năm 2008, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh này xin đất – rừng để phục vụ diễn tập và kết quả của diễn tập là vào năm 2015, 175 ha rừng được giao bị mất, trong đó có 135,8 ha rừng tự nhiên.

clip_image004

Rừng bị mất sạch vì bộ đội mượn… diễn tập

Quan trọng hơn, 3 “đồng chí” bị kỷ luật khiển trách, 7 “đồng chí” bị kiểm điểm – rút kinh nghiệm, và 3 “đồng chí” bị khiến trách.

Hình ảnh chủ bộ đội cứu dân trong lũ đẹp bao nhiêu thì hình ảnh chú bộ đội phá rừng tệ hại bấy nhiêu, nếu tại Dak-Nong xảy ra lũ lớn như cảnh các tỉnh miền Bắc đang oằn mình chịu, thì rõ ràng, “công đóng góp vào thiên tai” của các “chú bộ đội phá rừng” là không nhỏ.

Đề cập như thế để thấy rằng, “chú bộ đội” trong vòng cơ chế luật pháp cực kỳ lỏng lẻo của đảng đã mặc sức khai thác vô tội vạ tài nguyên như một chốn không người. Bởi lẽ thói thường, tính kỷ luật quân đội phải được đề cao nhất, nó tương đương với sự sống và cái chết, nhưng trong cái thời đại “rực rỡ” hiện nay, thì kỷ luật đối với các chú bộ đội chỉ mông lung như… một trò đùa. Thế nên, 135,8 ha rừng tự nhiên bị xử lý theo đúng quy trình “chiếm công vi tư” chỉ sau 7 năm có lẻ. Và cũng thế mới biết, kỷ luật lỏng lẻo, pháp quyền khuôn sáo (không cho dân quyền giám sát thực tế) đã thúc đẩy mạnh tha hóa các giai cấp, các vị trí xã hội, các đối tượng chủ thể của nhà nước lớn đến mức như thế nào.

Đối chiếu ngược với trường hợp Đà Nẵng, thành phố biển này may mắn là còn có những người dân thực sự có tâm, lôi kéo cánh báo chí vào trong, nếu không, thì cũng chắc chừng 5-7 năm, khu bảo tồn Sơn Trà sẽ trở thành một khu bảo tồn khách sạn. Bởi lẽ, liên quan đến Sơn Trà, ông Phó chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng từng bày tỏ một tâm tư đầy thèm khát rằng: “Giữ nguyên Sơn Trà chỉ để ngắm thì uổng quá“.

HN TW 6 và kỷ luật… nhân văn?

Ngoài bão và lũ ra, thì những ngày đầu tháng 10, trái tim thủ đô long trọng tổ chức Hội nghị T.W 6 – Hội nghị được đánh giá là nhằm kiện toàn bộ máy để Đảng trường tồn lãnh đạo dân tộc hơn nữa. Sau Hội nghị, “đồng chí” Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp xúc với cử tri Hà Nội đã khẳng định một quan điểm cực kỳ nhân văn macxit, đó là: đấu tranh để ổn định và phát triển hơn nữa, và lần đầu tiên “người bị kỷ luật còn cảm ơn vì đã bị kỷ luật”.

Những câu thổ lộ rất chi đời thường của người đứng đầu Đảng cho thấy, ông còn… lú lẫn lắm. Lú lẫn vì độ tuổi hay là vì chức vụ khiến ông như vậy thì không ai rõ, nhưng ai cũng biết, cái “cảm ơn vì kỷ luật” là cái thứ ngược đời, bởi chính trị bản thân nó không tốt đẹp, nhân văn và đầy tính lãng mạn như thế.

clip_image006

TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội sau HN TW 6

Giá như ông TBT Nguyễn Phú Trọng và người bị kỷ luật đến mức rớt liền 2 chức vụ là bạn tri âm, tri kỷ trước đó còn có thể khiến cho “cảm ơn” diễn ra. Đằng này hai người dù là “đồng chí” trong thể chế, nhưng lại là “đối ngược” lẫn nhau về quan điểm và cách lãnh đạo thì “cảm ơn” thế nào cho được.

Do vậy, nếu ông Trịnh Xuân Thanh giờ còn đang ở nước ngoài, chắc ông lại chẳng viết bài “chửi đểu” đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Còn ông Nguyễn Xuân Anh, chắc lại đang rủa thầm: bố tổ sư ông, láo láo nó vừa vừa phải phải thôi chứ.

Trong một cách suy diễn để hợp lý hóa câu nói nhân văn trên thì, “cảm ơn” cụm từ cố gắng làm nhân văn hóa Đảng trong mới người dân [?], là cho thấy Đảng luôn giương cao ngọn cờ “một cái lý không bằng một tí cái tình”, đảng yêu và nuông chiều đảng viên, ngay cả khi đảng viên làm bậy bạ. Lấy ví dụ, nếu sai phạm đó đáng bị bỏ tù thì đằng này là khiến trách, kỷ luật, dù mất chức vụ thì tiền bạc vẫn còn đó, quan hệ vẫn còn đây. Thành ra, “cảm ơn” là vì đảng giơ cao, đánh khẽ – là chừa đường sống sau hàng tá sai phạm nghiêm trọng, gây tổn hại đến nguồn lực địa phương, quốc gia.

Thiên tai ở Việt Nam vô tình, trở thành một hệ quả của nhân tai trước đó.

Thế mới dẫn đến cái chuyện, “kỷ luật 1 để cứu 100 người”, hay chuyện “cảm ơn vì bị kỷ luật”. Vạn năng hơn là cụm từ: nghiêm trọng đến mức phải bị kỷ luật.

Chính vì cái tư duy “lạ đời” về kỷ luật đầy nhân văn ấy, nên các chú bộ đội mới cả gan dẫm đạp lên “kỷ luật người lính” để “chia và ăn” rừng như ở Dak-Nông, bởi các “đồng chí” ấy biết, đảng vẫn sẽ nhân văn với họ, như cách mà đảng thể hiện bấy lâu nay.

Khi kỷ luật đảng là cơ sở của sự ăn tàn phá hại của đội ngũ quan chức, thì hậu quả gánh chịu lại là người dân.

Nhưng không sao, “Tệ nạn tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không?”.

M.N.

VNTB gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn